Nguồn gốc Sâm Đá

Sâm Đá Gia Lai

Sâm đá là cây thuốc có giá trị sử dụng cao đã được nhiều người dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai, Kon Tum biết đến.

Tuy nhiên, mô tả về đặc điểm hình thái, sự phân bố, yêu cầu sinh thái, trữ lượng và hàm lượng các hợp chất thứ cấp của cây sâm đá vẫn chưa được biết đến. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm hình thái của lá, thân, củ và hoa cũng như sự phân bố của Sâm đá ở Gia Lai. Từ kết quả mô tả, xác định sâm đá thuộc chi chi Curcuma, họ Zingiberaceae, bộ Zingiberales, có loài gần gũi với loài Curcuma vitellina Skornick & H. D. Tran và loài Curcuma sahuynhensis Skornick & N. S. Lý. Sâm đá phân bốchủ yếu ở các vùng diện tích nhỏ thuộc các xã Dak Krong, K rong và Kon Pne, huyện KBang, tỉnh Gia Lai. Đồng thời, xác định được hàm lượng tổng số của một số nhóm hợp chất trong củ sâm đá gồm hàm lượng polyphenol, alkaloid và saponin là những nhóm hợp chất có hoạt tính dược học trong thực vật.

 

Trích: HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6, http://iebr.ac.vn/database/HNTQ6/1224.pdf

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên Hệ